Bao lâu thì khu vườn của chúng ta mới thành “vườn rừng” là câu hỏi của nhiều bạn lúc mới bắt đầu khởi sự làm nông nương tựa tự nhiên, hay nói cho hoa văn liệu có mất nhiều thời gian khi mỗi chúng ta muốn “quay đầu” trong lối canh tác, lối sống. Cái bao lâu ấy phụ thuộc vào hiện trạng thực tế của khu vườn và cả cái đầu của mỗi bạn nữa.
I. Hiện trạng khu vườn:
- Bắt đầu với một khu vườn giàu có:
Nếu bạn được thừa hưởng một vườn cây đa tầng tán rồi thì có lẽ bạn chẳng cần làm gì nhiều, cứ mỗi ngày đi dạo trong vườn xem chỗ nào để trồng cây ngắn ngày phục vụ nhu cầu gia đình, chỗ nào thu hoạch được nông phẩm kiếm chút chi phí sinh hoạt, còn lại là khu vườn sẽ từ từ tự hồi phục, có tác động cũng nhẹ nhàng lắm.


Đây là một góc Vườn rừng của Lão Đồng- Gia Lai. Lão đã trồng xen điều, chuối vào giữa những cây rừng. Cây rừng chủ yếu là tự tái sinh, mỗi năm vẫn có nhiều lớp cây nhỏ mọc lên đan xen vào cây “lương thực”. Với Lão không có khái niệm “cạnh tranh dinh dưỡng”, nên Lão có trồng xen cây vào để làm kinh tế thì chúng cũng phải dệt vào mảnh rừng, thích nghi và lớn lên theo quy định của mảnh rừng.
Vườn này rồi Lão sẽ để lại cho con trai vì anh ấy sau nhiều năm làm ở thành phố đã thấy đủ và muốn về làm nông cùng ba, được thừa hưởng một gia tài quá lớn.
2. Bắt đầu vườn khu vườn nghèo kiệt:
Nếu bạn được thừa hưởng một mảnh đất trắng, nghèo kiệt xơ xác, thì có lẽ con đường đi của bạn sẽ rất dài, tính bằng đơn vị chục năm. Hay nếu khu vườn của bạn đang trồng độc canh với lối canh tác hóa chất tổng hợp, bạn quay lại cũng sẽ gian nan hơn. Và nếu bạn có nhiều trách nhiệm tài chính, thì nên chăng đừng cua gắt quá, cứ mỗi năm thay đổi, giảm sự tác động hóa chất tổng hợp từ từ, sao cho cuộc sống không bị bấp bênh, người thân không quá áp lực, dẫn đến những tiêu cực không đáng có. Con đường quay về là một con đường dài, cứ cho bản thân một chút thời gian.


Lão Rơm cũng được truyền cảm hứng rất nhiều bởi lối cách tác của cụ Fukuoka “Mỗi lần đọc bản thân cứ như trên mây, cảm giác mình tách biệt hẳn với thế giới ngoài kia.
Tuy nhiên, đi ngược lại cách mà tự nhiên phục hồi đất là đồng nghĩa với cái cẳng tay sẽ đau mỏi nhiều hơn vì phải lao động nhiều hơn nên Lão chia khu vườn thành từng khu vực dựa vào sức khỏe của đất. Mỗi khu vực sẽ có cách canh tác khác nhau. Ví dụ: Khu vực cằn cỗi quá, thoái hóa hoặc bị cứng do người đi lại nhiều thì sẽ phải tác động cày xới, tấp ủ, bón phân, tưới nước đều hơn. Khu vực cây cối xanh tươi (thực ra là cỏ chứ làm gì đã có có cái cây nào), đa dạng các loại cây mọc được là tôi đoán chỗ đó cũng đang ổn ổn rồi, giờ chỉ cần phát bớt cỏ già, giữ nguyên gốc, lấy ánh sáng để trồng thêm cây con. Có phân thì bón lót vào, không có thì chịu khó mà tưới vào, đừng để nó chết là được . “Tâm sự của Lão Rơm.
II. Cái đầu của chúng ta.
Và quan trọng nhất cho mọi công cuộc “khởi nghiệp” quay về với vườn tược, đó là “cái đầu” của bạn. Bạn xác định rõ: “tại sao mình lại chọn lối canh tác này và bản chất của canh tác “vườn rừng là gì ?” để bản thân không rơi vào quá trình “shopping”: mô hình, tư tưởng, lối sống, cây trồng ….
- Vườn phục tùng ý muốn chủ vườn:
Có bạn muốn về làm vườn rừng, nhận được một đồi cao su bạn liền dùng máy xúc hết cao su bỏ đi, biến cái đồi đầy bóng mát thành đồi trọc rồi mỗi ngày chịu nắng, chịu gió, chịu phơi đất giữa nắng mưa, rồi “sấp mặt” đi trồng lại những loại cây bạn muốn. Bạn không hề nghĩ mất hàng chục năm để mảnh đất này có được bóng mát và sự che phủ như bây giờ mà cây cao su đang làm rất tốt. Lúc này nên chăng là nhổ tỉa chút xíu những chỗ mình muốn trồng cây mới, hoặc trồng dưới tán….
Lấy một ví dụ về vườn Mai: độc canh chôm chôm, phun xịt hóa chất 20 năm.


Vườn Mai chia sẻ: miếng đất nhà mình là chỗ trũng nhất so với xung quanh, trước đây từng là ruộng lúa.
Người chủ cũ đã vượt ruộng thành vườn được hơn 20 năm trước khi nhà mình tiếp nhận. Bằng ấy năm canh tác hoá chất, lá rụng người ta cũng gom đốt hết cho sạch, sinh khối tấp tủ gần như bằng 0. Chất đất cơ bản vẫn là sình. Mưa thì dính chân, nắng thì nứt nẻ. Cây chỉ trồng được tháng đầu mùa mưa. Từ tháng thứ 2 thì khỏi trồng
Khi tiếp nhận mảnh đất này, vườn đã không can thiệp nhiều ngoài việc:
- Dành thời gian quan sát vườn để có những động hợp lý: đào ao, đào mương ở đâu thì sẽ thoát bớt nước vào mùa mưa, mà trữ được nước cho mùa khô.
- Khi chưa biết trồng cây gì thì chỉ trồng chuối và cây hàng rào mà thôi.
- Chỉ chặt bỏ cây khi xác định có cây rừng tái sinh cần khoảng không hoặc vị trí ấy sẽ trồng một cây khác, hoặc cây đã lão chết dần theo năm.
Đã sang năm thứ 5, tạo sinh khối tại chỗ kết hợp với hệ thống thuỷ lợi hợp lý, không cần tưới thì mùa khô cỏ cũng vẫn xanh. Cỏ phủ kín thì mùa mưa ra vườn chân đỡ dính sình. Chỉ số hạnh phúc đơn giản vậy thôi
2. Lối canh tác cũng như giá trị cốt lõi của một con người, thường nên nhất quán: Có bạn làm vườn nhưng không an, không vững, cứ thấy ai nói gì hay bạn lại lấy tiền biến khu vườn thành định dạng ấy, cuối cùng thứ còn lại là những cục nợ.
3. Điểm tới hạn của các nguồn lực:
Có bạn chi rất nhiều tiền để mua giống từ khắp nơi thậm chí là nhập khẩu, nhưng cây không thích nghi được rồi cây chết, đang nói những loại thân gỗ, các cây lâu năm. Nên là trồng cây cũng cần phải hiểu rõ, có thời gian quan sát thổ nhưỡng đã. Tất nhiên, làm vườn là sự mày mò trải nhiệm, nên cứ tự do và thỏa sức, nhưng phải xác định được điểm tới hạn của các nguồn lực: bao gồm cả tài lực, vật lực.
Một ví dụ nhỏ ở xin được giấu tên 😀:


Một chàng trai được thừa hưởng mảnh đất rừng, đúng nghĩa là rừng từ cha mẹ, chàng cũng sắm thêm được một mảnh liền kề để thỏa chí canh tác. Đây gần như là một khu rừng nằm trên núi, người dân bản địa có xen cây ăn trái khá nhiều nhưng có lẽ vì đất núi vậy là họ cũng giữ lại các cây gỗ lớn, thêm đó nhiều năm không ai canh tác nên có thể nói tầng tán khu vườn đẹp như “truyện cổ tích”. Hình mà chúng ta đang thấy, chính là mảnh vườn ấy.
Và rồi chàng trai tiếp quản vườn, xác định sẽ làm “vườn rừng” nên đã đổ vài chục triệu để mua rất nhiều giống cây gỗ về trồng, có cây chết, có cây lên khó khăn nhưng cũng có nhiều cây khỏe mạnh. Bạn ấy lại hừng hực đi làm nghề khác kiếm tiền để chuẩn bị mua đợt giống mới, và luôn trăn trở: bản thân phải làm gì để kiếm đủ tiền, để xoay sở với khu vườn đây, bao giờ vườn mới nuôi được mình. Thế nhưng, quan sát kĩ một chút thì: vườn có rất nhiều cây gỗ bản địa, gỗ quý tái sinh tự nhiên, chỉ là tạm thời bạn không biết chúng hoặc bạn đang thích những cây gỗ khác thôi. Công bằng nhìn vào mảnh vườn hiện tại, có thể chu cấp cho bạn ngay lập tức:
- Gỗ để làm nhà, một căn nhà nhỏ xinh.
- Nông sản chắc chắn đủ cho gia đình, thậm chí bán buôn chút ít.
- Hàng ngàn giống cây quý mà bạn chỉ cần nương, cần dưỡng chúng thôi.
- Xét về mặt “sinh thái” đó là một mảnh vườn rừng giàu có.
Quay đầu là cả một quá trình, chứ không chỉ là một cái cua lại. Bạn đang đi rầm rầm trên đường cao tốc, bao giờ quay đầu cũng khó hơn trên một con đường làng. Nên quan trọng nhất của việc quay đầu là bạn cần xác định rõ: bản thân là ai và mình đang ở đâu, đừng nhìn ông hàng xóm