Sống không cần tiền

Đây là tựa đề của một bộ sách gồm 2 tập, quyển sách ấy thật ra với em chỉ đơn giản là viết về trải nghiệm của một con  người, về thứ ông ấy tin là đúng. Ông ấy cho rằng đồng tiền bây giờ là vấn đề gây nên tất cả mọi sự bất ổn, mọi vấn đề của xã hội. Vậy nên ông đặt câu hỏi cho chính mình: nếu con người quay lại thời cổ đại, cái thời  tiền chưa xuất hiện, mọi thứ chúng ta nhận được là tự mình sản xuất  hoặc trao đổi thông qua mối quan hệ làng xóm bạn bè. Và ông ấy muốn chứng minh rằng: Không tiền ông ấy hoàn toàn sống được,  mà không chỉ có 1-2 ngày đâu. Ông dành 1 năm để làm thực nghiệm sống  không tiền. Và các bạn biết không, cuộc thực nghiệm của ông thành công. Nếu mình không tin hãy đọc sách đi.

Xanhshop thích nhất quyển sách ấy ở đoạn này: “Hầu hết người ta cứ hô  hào muốn có hoà bình, mà không thưc sự hiểu hoà bình là gì. Hoà bình sẽ  không từ trên trời rơi xuống cho chúng ta. Nó là bức tranh ghép mà mỗi  mảnh là những tương tác thường ngày của chúng ta với nhau và với hành  tinh này. Về phần tôi, những mối tương tác cá nhân của tôi thường rất xa rời với ý nghĩa thực sự của hoà bình. Tôi than vãn mình bận rộn quá,  phàn nàn khi thấy người ta mua những thứ mà tôi không đồng tình, và nhìn chung là thường hành động ít tích cực hơn mong đợi. Ban đầu, tôi sống không cần tiền là PHƯƠNG TIỆN để đến một cuộc sống hoà bình hơn, nhưng rồi nó đã trở thành MỤC ĐÍCH, giống như việc tiền bắt đầu là một phương tiện để giao dịch dễ dàng hơn, nhưng cuối cùng lại trở thành mục đích  của con người.”

Sống không cần tiền là phương tiện để Mark đạt được cuộc sống anh ấy  muốn, chứ không phải đó là mục đích mà anh ấy sống mỗi ngày. Đọc đến đây tự nhiên giật mình: đúng rồi bản thân cũng như vậy, rõ ràng Xanhshop đã từng cố gắng bán thực phẩm không hoá chất, cố gắng nói không với nilon, cố gắng tiêu dùng có ý thức, cố gắng khuyếch trương nghề nông, vì đó là những phương tiện để mình đạt đến một cuộc sống thân thiện, hoà hảo với  môi trường, với mọi người xung quanh. Cái đích cuối cùng cũng là để có hoà bình. Lối sống của mình chỉ là Phương tiện.

Nhưng hãy nhìn lại bản thân, mình cũng đã rất bực dọc rất phán xét  khi nhìn thấy ai đó xách cả chục túi nilon khi đi chợ về, mình cũng đã  không muốn nói chuyện hay có thể dùng từ “ghét” những ai phá sạch đồi núi để trồng rau…..mình đúng là luôn có thái độ tiêu cực với những hành động khác lẽ phải bản thân mình đã chọn, đây là hoà bình mình muốn gầy dựng sao, đây là lối sống đẹp mình muốn chứng minh ư. Mình đã lạc bước rồi. Quay lại thôi. Mỗi chúng ta chỉ là đang chọn PHƯƠNG TIỆN để đạt được cuộc sống hoà bình theo lẽ phải của riêng mình. Vậy nên luôn ghi nhớ đâu là PHƯƠNG TIỆN đâu là MỤC ĐÍCH để răn bản thân mỗi ngày: không nhân danh lẽ phải hay lối sống của mình để lên án người khác – đó vĩnh viễn không phải là văn minh, là hoà bình.

Và đến khi đọc tâp 2 của quyển sách có những đoạn viết:

Khi người ta trình bày suy nghĩ về cách kiếm sống đúng đắn, tôi thường nghe họ mở đầu với câu: “Dĩ nhiên là tất cả chúng ta đều làm ra tiền” Chúng ta có lãi suất phải trả, hóa đơn phải thanh toán; xét cho cùng sống có cái giá của nó. Chúng ta đã quen coi việc phải chi trả chỉ để được sống là chuyện hiển nhiên. Mark chỉ ra rằng giả định trên là một ảo tưởng của loài người. Mặc dù chúng ta có những lý do rất ư là chính đáng mới chọn dùng tiền, nhưng có lẽ thật ra ta không cần đến nó. Để phá tan ảo tưởng ấy, chúng ta cần thay đổi triệt để nhận thức,  thói quen và những niềm tin cốt lỗi của mình. Chúng ta phải thay đổi  cách thức tồn tại trên thế giới, thậm chí thay đổi nhận thức về bản  thân. Cuộc sống tiền bạc là cuộc sống tách rời cộng đồng và thiên nhiên,  đào sâu hố ngăn cách với những người xung quanh. Tiền bạc hứa hẹn với  chúng ta rằng, khi kiếm đủ nhiều, chúng ta sẽ được độc lập. Chúng ta  không phải phụ thuộc vào những người xung quanh nữa: “Tôi không cần họ  giúp đỡ – Tôi có thể chi trả cho mọi thứ tôi cần”. Chúng ta sẽ không  phải phụ thuộc vào thiên nhiên xung quanh: “Nếu nước bị ô nhiễm thì tôi  có thể mua nước đóng chai (Nước đóng chai không ô nhiễm, quả nhiên là một sáng kiến kiếm tiền thông minh – câu này em tự thêm vào). Nếu đất  đai độc hại thì tôi có thể mua thực phẩm hữu cơ từ phương xa. Trong trường hợp tệ hại nhất tôi vẫn có đủ tiền để dời đi nơi khác”.

Tập 1
Tạp 2

Và đấy cũng là một ảo tưởng: Chúng ta không thể đạt đến sự độc lập đích thực thông qua đồng tiền. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là chuyển sự phụ thuộc của chúng ta từ nơi này sang nơi khác; từ những con người và nơi chốn xung quanh sang đồng tiền và những tổ chức mà tiền cuốn chúng ta vào. Trên thực tế, loài người là sinh vật “kết nối”, phải  phụ thuộc hoàn toàn vào các sinh vật khác để duy trì sự sống. Từ lâu nhân loại văn minh đã phủ nhận sự phụ thuộc ấy và mưu cầu quyền lực chế  ngự thiên nhiên, muốn ưu việt hơn hẳn thiên nhiên. Tiền bạc là một phần ảo tưởng trong quyền lực ấy.

Giao dịch bằng tiền là kiểu quan hệ đóng, sẽ chấm dứt khi tiền được trả, trong khi quan hệ trao và nhận quà tặng lại là một mối quan hệ mở, vô thời hạn. Quà tặng tạo ra sự gắn bó và kết nối. Sống không cần tiền  à để có được sự gắn bó và kết nối này, chứ không phải để có cảm giác  mình được xá miễn khỏi những tội ác của xã hội công nghiệp.
Những lý do trên không hàm ý rằng Sống không cần tiền là cách duy nhất  để đi vào tinh thần quà tặng. Suy cho cùng, bản thân tiền bạc cũng có  thể cho đi như là một món quà. Tuy nhiên ……

Phần tiếp theo mình hãy đọc Sống không cần tiền để trải nghiệm những chia sẻ của Tác giả nhé.
Thật cảm ơn các anh chị đã Việt hóa Bộ sách này rất rất hay, đã viết lại tác phẩm ấy bằng tiếng Việt với những câu từ rất đắt.

Ý kiến của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Scroll to Top