Quả táo thần kì của Kimura

Khi nói về ông Kimura, người ta hay nói đến quả táo của ông nó kì diệu thế nào, ngon ngọt ra sao, để bao lâu không hỏng. Nhưng hành trình của ông nhiều hơn những quả táo.

Bắt đầu từ duyên của ông với một cuốn sách của ông Fukuoka, ông đã bỏ hết các hóa chất nông nghiệp trong việc trồng táo. Ông bắt sâu bằng tay và gia cảnh cứ lụn bại dần. 6-7 năm trời ông cùng gia đình đã khốn khổ cả về thể chất và tinh thần. Bạn có thấy mình trong câu chuyện ấy không?

Bạn admin của nhóm CUỘC CÁCH MẠNG MỘT-CỌNG-RƠM đã có lần còm trong bài viết của một bạn làm nông khi bạn ấy than thở là làm nông vất vả quá rằng: “làm sạch chưa chắc đã làm đúng”,

Kimura mất 6-7 năm chiến đấu với sâu bệnh bằng tay để bảo vệ các cây táo. Đến khi muốn tự tử, ông nhận ra những điều sau:

  1. ĐẤT và CỎ: Đất trên núi “âm ấm, và có mùi hăng hăng riêng biệt” hoàn toàn khác với đất trong vườn nhà ông. Đất vườn ông không có mùi như vậy và rất cứng. Rễ của cây sồi trên núi được cỏ bao phủ. Trong vườn táo, ông đã xén trọc cỏ như cạo đầu một ông sư.
  2. KHÔNG CÓ THỨ GỌI LÀ TỐT HAY XẤU: Có loài sâu bọ chúng ta gọi là có hại nhưng chúng là nguồn sống của những loài được cho là có lợi. Thiên nhiên được duy trì một cách cân bằng để cho một số loài ăn và một số loài bị ăn.
  3. DỆT CÂY TÁO VÀO HỆ SINH THÁI: Thiên nhiên là sự hòa hợp của tất cả các loài vật từ lớn đến nhỏ, từ những con vi khuẩn không thấy được và vô số loài vi sinh vật khác, côn trùng, cỏ dại, cây cối và thú vật. Kimura đã nhận ra rằng ông sẽ phải trở thành một phần của chính toàn thể cái tự nhiên ấy. Công việc của ông là phải làm sao để DỆT NHỮNG CÂY TÁO CỦA ÔNG vào tấm vải tự nhiên của hệ sinh thái.

Kimura là người được gây cảm hứng bởi #MasanobuFukuoka như nhiều người trong chúng ta.

Chúc bạn NHẬN RA sớm để đỡ vất vả hơn ông.

Hằng Mai.

Ý kiến của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Scroll to Top