

“Rẫy và làng là một phần cắt ra từ rừng, lấy đi của rừng bằng rìu và lửa.
‘Không hề lãng phí cũng chẳng tàn phá, ĐÚNG VỪA ĐỦ ĐỂ SINH TỒN, bện cạnh và cùng các giống loài khác, động vật và thực vật’_J. Dournes
Mọi thứ trong làng, trong nhà, mọi thứ để sống, cả về vật chất lẫn tinh thần đều “làm bằng” rừng, lấy từ rừng.
Và khi làng đã dời đi nơi khác thì mảnh đất ấy sẽ trở thành khu đất gọi là rongol, một thứ đất ở trạng thái trung gian giữa làng và rừng, nhưng rồi rừng bao giờ cũng mạnh hơn, rừng sẽ chiếm lại, và làng lại trở thành rừng.
Rẫy cũng vậy. (…) luân canh. Lấy ra hạt lúa từ rẫy, vốn là rừng, rồi họ lại trả đất về cho rừng, hoàn nguyên rừng, “không lãng phí, không tàn phá”.
Đối với cái chết (…): sau một thời gian chôn cất người chết, họ “bỏ mả”, trả con người ấy về lại cho rừng.
Không chỉ làng và rẫy, mà cả con người cũng trở lại thành rừng.” _ Nguyên Ngọc _ Các bạn tôi ở trên ấy
Nếu bạn đang hướng về Tây Nguyên, hãy đọc cuốn này và cả bài viết của bác Nguyên Ngọc trong link này http://bit.ly/NguyenNgoc_TayNguyen
Sách các bạn có thể mua tại đây Tiệm Sách Hội Quán Các Bà Mẹ